Hotline: 0906032368

KHÁCH SẠN THẢO ANH

Vị trí trung tâm thành phố Hải Dương

KHÁCH SẠN THẢO ANH
Ngày nhận phòng Ngày trả phòng Loại phòng Số phòng
Hỗ Trợ Trực Tuyến
 

Lễ hội chùa Giám

Lễ hội chùa GiámLễ hội chùa Giám, từ truyền thống đến hiện đại, xuyên suốt vẫn là tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh đại danh y Tuệ Tĩnh người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y dược dân tộc

Lễ hội chùa Giám

Lễ hội chùa Giám, từ truyền thống đến hiện đại, xuyên suốt vẫn là tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh đại danh y Tuệ Tĩnh người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y dược dân tộc.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ CẨM SƠN

Xã Cẩm Sơn có nguồn gốc từ tổng An Trang, thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1891 tổng An Trang chuyển về Cẩm Giàng.Tổng An Trang lúc đó gồm 5 thôn: An Trang, Hương Phú, Trạm Du, Đức Trai, Uyên Đức. Về các thiết chế tâm linh, thôn An Trang và Hương Phú có Đình, chùa, nghè; Uyên Đức và Hương Phú có đình, chùa; riêng Trạm Du có một phần dân theo đạo công giáo, có nhà thờ họ; thôn Đức trai theo công giáo toàn tòng.

Sau cách mạng tháng tám, tổng An Trang sáp nhập với tổng Văn Thai thành xã Tuệ Tĩnh. Đến năm 1948 tổng An Trang lại tách ra và lấy tên là xã Hải Triều. Đến cải cách ruộng đất năm 1956 xã Hải Triều đổi tên thành xã Cẩm Sơn như ngày nay. Năm 1970 thực hiện chủ trương của nhà nước về giải phóng lòng sông khơi thông dòng chảy, xã Cẩm Sơn chuyển về vị trí hiện nay. Phải mất 5 năm, Cẩm Sơn mới qui hoạch xong nơi ăn ở, đường trục và các đường nhánh chia thành ô bàn cờ, tất cả các ngôi nhà ở Cẩm Sơn đều quay về hướng Nam. Hiện tại xã Cẩm Sơn được chia thành 3 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3. Trong quá trình di chuyển, bằng phương tiện thô sơ và sức dân, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Sơn đã đưa ngôi chùa, nghè, toà tháp cửu phẩm về toạ lạc tại thôn 2 (An Trang), thôn trung tâm của xã Cẩm Sơn.

1. Vài nét kiến trúc chùa Giám.

Chùa Giám còn có tên là chùa Nghiêm Quang. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Lý, xây dựng lại vào cuối thế kỷ 17 và trùng tu vào đầu thế kỷ 20 theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các công trình được bố cục theo một trục dọc hướng tây, toàn bộ công trình gồm: hai tam quan, tiền đường, thượng điện thờ Phật, hậu điện thờ tổ, trong đó có tượng Tuệ Tĩnh, toà cửu phẩm liên hoa, nhà tổ và hành lang. Đặc biệt toà cửu phẩm liên hoa là một tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu thời Lê. Chùa còn giữ được nhiều cổ vật có giá trị, đó là hệ thống tượng La hán, tượng phật gồm 100 pho tượng cổ, 02 chuông đồng lớn, 15 bia đá có niên đại từ thế kỷ 17-19; đặc biệt còn pho tượng Tuệ Tĩnh, đây là di vật về một thiền sư nổi tiếng, một đại danh y của dân tộc, người có công đầu trong việc xây dựng chùa Nghiêm Quang và được tôn là thánh thuốc nam.

2. Vài nét về thân thế, sự nghiệp Tuệ Tĩnh.

Về tiểu sử và năm sinh của Tuệ Tĩnh còn có nhiều ý kiến không giống nhau. Tuy nhiên, theo các tài liệu sử học đã được công bố, Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử và truyền thuyết tại địa phương thì Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ từ khi 6 tuổi, ông được sư chùa Hải Triều (tức chùa Giám hiện nay) nuôi cho ăn học. Vốn là người thông minh, hiếu học, năm 22 tuổi ông thi đỗ thái học sinh (Tiến sỹ) đó là vào thời Thiệu Phong (1341-1375). Nhưng ông không ra làm quan mà đi tu, tập trung thời gian và kiến thức vào sự nghiệp nghiên cứu y học. Khi tu tại chùa Giám (Nghiêm Quang) ông đã lấy vườn chùa làm cơ sở trồng cây thuốc; tài năng và đức độ của ông nổi tiếng trong và ngoài nước, chính vì thế năm 55 tuổi ông bị bắt đi cống nạp cho nhà Minh. Trong thời gian này ông đã chữa thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho vua quan nhà Minh; cảm phục một nhân cách lớn, một tài năng y học lỗi lạc vua quan nhà Minh đã phong là “Đại y tôn thiền sư” và lưu ông ở Kim Lăng. Ở Trung Quốc một thời gian sau ông mất tại Giang Nam.

Hơn 30 năm hoạt động khoa học, Tuệ Tĩnh đã xây dựng nhiều chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông để lại những tác phẩm y dược lớn có giá trị, tiêu biểu là các bộ sách “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác y thư”. Ông xứng đáng với tôn vinh “Thánh tổ thuốc Nam” trong lòng dân Nam Việt.

Nghè Giám và đức Thành hoàng làng

Nghè giám thờ đức Thành hoàng tên Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo thần tích, ngài giạt vào địa phận An Trang trong một tai nạn đắm thuyền được nhân dân An Trang cứu và nuôi nấng; cảm ân tình ấy, ngài đã dậy chữ, dậy lễ nghĩa cho nhân dân ở đây, khi mất ngài được nhân dân lập nghè thờ, lấy ngày 10 tháng 3 hàng năm (ngày huý) làm ngày cúng tế. Tương truyền khi vua Lê Thái Tổ đi đánh giặc Minh đóng quân ở Trại Hoa Cẫu (Uyên Đức) đêm được Thánh làng An Trang báo mộng âm phù giúp vua đánh giặc; quả nhiên trận đó quân ta đại thắng; cảm ân Thánh trợ, vua đã phong cho đức Thành hoàng làng An Trang là “Vô vi cư sĩ đô đại minh vương”. Hiện nay nghè thờ chung 3 vị thành hoàng của 3 thôn, do đình của làng Trạm Du và nghè thôn Hương Phú bị mục nát. Thôn 1 (Trạm Du xưa) thờ Tô Hiến Thành, được phong Thượng đẳng thần hiện còn một bản sao sắc phong thời Nguyễn. Thôn 2 (làng Hương Phú) thờ Tràng Nam Giang Đại Vương được phong Trung đẳng Thần hiện còn bản sắc phong thời Nguyễn.

II. LẾ HỘI CHÙA GIÁM

Lễ hội xưa: Theo nhiều nguồn sử liệu và truyền thuyết tại địa phương thì lễ hội đầu tiên được tổ chức để kỷ niệm những bậc tu hành và viên tịch tại đây là: Hoà thượng Thích Thanh Mão giỗ vào ngày 28 tháng 11; hoà thượng Thích Thanh Bồi giỗ vào ngày 15 tháng 2. Mặt khác chùa là nơi Tuệ Tĩnh từng tu hành và làm thuốc chữa bệnh nên ông được tôn thờ tại chùa và lễ hội chùa cũng là lễ hội kỷ niệm và tôn vinh vị thánh thuốc nam Tuệ Tĩnh.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 làng có chùa, nghè và Đình, lễ hội được tổ chức chung của cả làng và bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 âm lịch; lễ hội do hội đồng kỳ mục và các vị chức sắc lý dịch đứng ra tổ chức, có sự chuẩn bị rất kỹ từ nhiều ngày trước, lệ “làng vào đám” được quy định như sau: Làng cử ra một ông tuổi từ 50 trở lên nuôi một con bò từ trước để làm lễ; bò nuôi để cúng tế thần linh nên nhân dân gọi là “Ông bò”. Người được nuôi bò phải đảm bảo cho ông ăn cỏ sạch, thức ăn nấu chín và được chăm sóc rất cẩn thận từ trong bữa ăn, giấc ngủ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Ngày 10 tháng 3 làng chuẩn bị kiệu đến nhà người nuôi bò (gọi là ông đám); đoàn rước “Ông bò” được bố trí các thanh niên trẻ, khoẻ mặc áo nậu đỏ, thắt khăn đầu rìu rước bò từ nhà ông đám về đình và nghè để làm lễ cúng thành hoàng. Người chủ trì đám rước bò phải là hương dịch, hội đồng tộc biểu và các cụ bô lão, trong đám rước có người cầm cờ, quạt, tàn lọng che cho bò. Lễ tế Thành hoàng được diễn ra long trọng, đội tế nam có từ 15 đến 17 người, những người trong đội tế bắt buộc phải có nhiêu (do mua mà có); đặc biệt người đọc văn tế phải là người có chức sắc và uy tín đối với dân làng, năm đó nhà không vướng bụi trần (tang trở). Ngoài lễ vật cúng là Bò, làng còn chuẩn bị lễ chay gồm xôi, hoa nghi giầu rượu, hương đèn. Các hoạt động diễn xướng có tuồng, chèo, hát ví, hát đúm làm cho không khí lễ hội tưng bừng vui vẻ, mang đậm nét dân gian. Ở chùa Giám, ngoài việc lễ Phật, nhân dân vẫn mua lá làm lễ xin thuốc thánh, sân chùa bày bán đủ các thứ lá làm lễ thuốc.

Lễ hội ngày nay: Trong kháng chiến chống Pháp, lễ hội chùa Giám bị gián đoạn. Từ năm 1955 đến năm 1974 lễ hội được tổ chức bình thường vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, nhưng không tổ chức rước. Từ năm 1981 lễ hội chùa Giám diễn ra trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch do xã đứng ra tổ chức. Từ đầu năm Đảng uỷ xã đã ra nghị quyết về việc tổ chức lễ hội, sau đó UBND xã ra quyết định thành lập Ban tổ chức do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, thành lập các tiểu ban giúp việc cho Ban tổ chức. Trước lễ hội phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chùa và các khu vực liên quan. Trước lễ hội một tuần, xã đã liên lạc với trạm bơm cầu Ghẽ bơm nước vào đồng và khu dân cư để thay đổi nước cho sinh hoạt và đủ nước cho canh tác để nhân dân yên tâm đi hội 3 ngày.

Ngày 13. Tại nghè Giám, Ban tổ chức bắc rạp, bày các đồ tế khí, kiệu rước ra sân để bao lau và chằng lại kiệu phục vụ cho lễ rước vào ngày 14.

Chiều ngày 13: Đội tế nam quan của xã tế khai hội (Tế cáo yết) tại nghè.

Lễ vật gồm: Một mâm lễ chay và một mâm lễ mặn.

Lễ chay gồm: hoa nghi, bánh kẹo, quả, hương nến do ban tổ chức lễ hội chuẩn bị.

Lễ mặn gồm: Mâm xôi, thủ lợn do thủ từ nghè chuẩn bị.

Sau khi lễ được tiến vào các ban, có hai cụ mặc áo lương, khăn xếp, một cụ đánh trống khẩu, một cụ đánh kiểng đi trước dẫn đoàn tế vào vị trí tế tại sân nghè; đoàn tế thực hiện các tuần tế gồm tế một tuần hương, 3 tuần rượu.

Sáng ngày 14 tháng 2: Tổ chức rước tượng Tuệ Tĩnh từ nghè ra nhà văn hoá để làm lễ dâng hương tưởng niệm. Trình tự đoàn rước được sắp xếp như sau: Đội múa lân - đội trống ếch - hồng kỳ, cờ thần - chiêng trống - kiệu rước ảnh Bác Hồ - đồ tự khí siêu đao, bát biểu - đoàn tế nữ quan - kiệu long đình rước thuốc nam - đội tế nam quan - đội bát âm, đoàn các nhà sư - kiệu bát cống rước tượng Tuệ Tĩnh, trước kiệu có một cụ đánh trống khẩu, một cụ đánh kiểng - đoàn các già và nhân dân.

Sau lễ tưởng niệm, đoàn rước tiếp tục về vị trí tập kết tại sân nghè, các đồ tự khí được dàn bày tại sân nghè đến kết thúc hội mới đưa vào vị trí cũ. Cùng các hoạt động thuộc phần lễ diễn ra tại chùa và nghè; tại sân trung tâm có diện tích hơn 5000m2, các trò chơi dân gian, trò diễn xướng ở lễ hội chùa Giám những năm tám mươi khá phong phú như cờ người, chọi gà, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cầu kiều trên cạn, bắt vịt, biểu diễn rối nước tại ao làng, rối cạn trên sân khấu nhà văn hoá. Trò chơi thể thao có bóng chuyền và vật dân tộc, có năm mời cả đoàn usu của Hà Nội về biểu diễn. Trò diễn xướng có hát chèo, cải lương, buổi tối có hát Quan họ.

15h ngày 16: Đội tế nam tiến hành lễ tế rã tại nghè, kết thúc hội.

Lễ hội chùa Giám những năm gần đây, ngoài hoạt động nghi lễ thành kính mang tính bất biến, hoạt động hội đã có nhiều thay đổi theo hướng tiết giảm; hiện trò chơi chỉ còn cờ người, chọi gà, trò diễn hiện chỉ còn giao lưu ca nhạc tại nhà văn hoá. Nhằm giới thiệu thân thế và sự nghiệp của đại danh y Tuệ Tĩnh, từ năm 1981, năm khai hội, đến nay, vào những ngày lễ hội tại nghè Giám, hội y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc, giới thiệu thuốc nam cho du khách đến lễ hội.

Một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội chùa Giám là hoạt động của ngôi chợ giới thiệu sản vật của địa phương. Về lịch sử hình thành ngôi chợ đến nay chưa xác định được niên đại, nhưng nó đã là bộ phận không thể tách rời trong lễ hội chùa Giám từ năm đầu khai hội. Quy mô chợ được hình thành dọc hai bên đường trục lộ chính từ nghè Giám qua trụ sở UBND xã; tuy là chợ quê nhưng tính chất giao thương và chủng loại mặt hàng khá phong phú. Người ở các địa phương trong tỉnh giới thiệu tại chợ các mặt hàng tạp hóa, cây cảnh, đồ gỗ mĩ nghệ, đồ lưu niệm; người địa phương giới thiệu tại chợ văn hóa ẩm thực, những món ăn đậm chất quê truyền thống như phở, bánh cuốn, thịt chó, cháo lòng; các du khách sau khi đã "tả tơi" qua các hoạt động hội có thể thưởng thức các món ăn chợ quê, khi về không quên mua vài thứ đồ lưu niệm; cứ thế hoạt động mua bán trở lên sầm uất tạo nét đặc thù hoạt động Hội - Chợ cho lễ hội nơi đây.

Lễ hội chùa Giám, từ truyền thống đến hiện đại, xuyên suốt vẫn là tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh đại danh y Tuệ Tĩnh người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y dược dân tộc. Theo các nguồn tư liệu thì từ khi thi đỗ nhưng không ra làm quan, đặc biệt là thời gian tu ở Nghiêm Quang (Chùa Giám), Tuệ Tĩnh đã biến nơi đây thành y xá chữa bệnh cho rất nhiều người và vườn chùa chính là vườn thuốc qui mô lớn, nay vườn thuốc đã được chuyển về trồng ở khu vực trạm xá, hoạt động chẩn trị, kê đơn, bốc thuốc tại các kỳ lễ hội vì thế cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Theo ý kiến của phần đông nhân dân xã Cẩm Sơn khi được trao đổi về vấn đề này đều thống nhất cho rằng nên khôi phục lại vườn thuốc chùa Giám, thuốc trồng ở đây sẽ "linh" hơn vì gắn với nơi Tuệ Tĩnh từng tu hành. Trong dịp lễ hội, hội y học cổ truyền của tỉnh kết hợp với hội y học cổ truyền của huyện cử những lương y giỏi về chẩn trị, kê đơn, bốc thuốc chữa bệnh có hiệu quả bởi trong phần không nhỏ du khách trẩy hội có nhu cầu chẩn bệnh, bốc thuốc chữa bệnh tại nơi "Thánh thuốc nam" tu hành. Như vậy lễ hội tưởng niệm Tuệ Tĩnh sẽ thiết thực hơn.

Trong hệ thống các di tích thờ Tuệ Tĩnh tại Cẩm Giàng có đền Xưa, chùa Giám, đền Bia được hiểu như nơi sinh, nơi ở, nơi mất; cả 3 di tích có lễ hội được tổ chức cùng ngày (15-16/2 âm lịch) nên sớm quy hoạch lễ hội để tổ chức quản lý hiệu quả, phát huy bản sắc văn hoá đặc sắc của từng lễ hội. Nên phân lịch cứ 3 năm một lần tổ chức lễ lớn, luân phiên tổ chức lễ dâng hương phù hợp không gian lễ hội; góp giỗ, tổ chức các hoạt động tế, rước giao lưu nâng tầm lễ hội quy mô vùng đáp ứng nhu cầu du lịch lễ hội, tôn vinh tên tuổi đại danh y Tuệ Tĩnh. Trước mắt phải tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân hai địa phương, tổ chức khảo sát, điền dã nhận biết giá trị lễ hội truyền thống, những yếu tố lễ hội cần được bảo lưu, những yếu tố không còn phù hợp cần được loại bỏ như biểu hiện cuồng tín trong hoạt động xin lá thuốc chữa bệnh, tán thẻ và một số trò chơi cờ bạc trá hình xuất hiện trong lễ hội những năm gần đây làm mất đi vẻ đẹp văn hoá của lễ hội; những nghi thức, nghi lễ, các hoạt động diễn xướng, các trò chơi dân gian tốt đẹp cần phục dựng; ở Chùa Giám là các trò diễn, hát chèo, cải lương, hát quan họ, các trò chơi đập niêu, bịt mắt bắt dê, cầu Kiều trên cạn, rối cạn trên sân khấu nhà văn hoá. Ban tổ chức lễ hội cần đặt ra cơ cấu giải thưởng để khuyến khích, cổ vũ, tạo không khí vui vẻ cho mọi người. Ban tổ chức lễ hội chùa Giám cần tổ chức xin ý kiến nhân dân khôi phục lại nghi thức nuôi “ông bò” tế thần vào năm đến phiên tổ chức lễ hội lớn; việc này thuộc trách nhiệm cả làng, phải xác định đó là một nét bản sắc của lễ hội đã mai một cần được phục dựng.

Trong các nội dung cần được nâng tầm, hoạt động của chợ giới thiệu sản vật của địa phương cần được quan tâm quy hoạch, không làm mất đi dáng dấp của chợ quê vừa đảm bảo các yếu tố vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Những ý tưởng trên có được thực hiện, lễ hội chùa Giám có được nâng tầm quy mô vùng xứng với tên tuổi Đại danh y Tuệ Tĩnh; câu trả lời ở trong chính chúng ta - Những nhà quản lý và cán bộ nhân dân nơi đây.

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ CẨM SƠN

Xã Cẩm Sơn có nguồn gốc từ tổng An Trang, thuộc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1891 tổng An Trang chuyển về Cẩm Giàng.Tổng An Trang lúc đó gồm 5 thôn: An Trang, Hương Phú, Trạm Du, Đức Trai, Uyên Đức. Về các thiết chế tâm linh, thôn An Trang và Hương Phú có Đình, chùa, nghè; Uyên Đức và Hương Phú có đình, chùa; riêng Trạm Du có một phần dân theo đạo công giáo, có nhà thờ họ; thôn Đức trai theo công giáo toàn tòng.

Sau cách mạng tháng tám, tổng An Trang sáp nhập với tổng Văn Thai thành xã Tuệ Tĩnh. Đến năm 1948 tổng An Trang lại tách ra và lấy tên là xã Hải Triều. Đến cải cách ruộng đất năm 1956 xã Hải Triều đổi tên thành xã Cẩm Sơn như ngày nay. Năm 1970 thực hiện chủ trương của nhà nước về giải phóng lòng sông khơi thông dòng chảy, xã Cẩm Sơn chuyển về vị trí hiện nay. Phải mất 5 năm, Cẩm Sơn mới qui hoạch xong nơi ăn ở, đường trục và các đường nhánh chia thành ô bàn cờ, tất cả các ngôi nhà ở Cẩm Sơn đều quay về hướng Nam. Hiện tại xã Cẩm Sơn được chia thành 3 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3. Trong quá trình di chuyển, bằng phương tiện thô sơ và sức dân, cán bộ và nhân dân xã Cẩm Sơn đã đưa ngôi chùa, nghè, toà tháp cửu phẩm về toạ lạc tại thôn 2 (An Trang), thôn trung tâm của xã Cẩm Sơn.

1. Vài nét kiến trúc chùa Giám.

Chùa Giám còn có tên là chùa Nghiêm Quang. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Lý, xây dựng lại vào cuối thế kỷ 17 và trùng tu vào đầu thế kỷ 20 theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các công trình được bố cục theo một trục dọc hướng tây, toàn bộ công trình gồm: hai tam quan, tiền đường, thượng điện thờ Phật, hậu điện thờ tổ, trong đó có tượng Tuệ Tĩnh, toà cửu phẩm liên hoa, nhà tổ và hành lang. Đặc biệt toà cửu phẩm liên hoa là một tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu thời Lê. Chùa còn giữ được nhiều cổ vật có giá trị, đó là hệ thống tượng La hán, tượng phật gồm 100 pho tượng cổ, 02 chuông đồng lớn, 15 bia đá có niên đại từ thế kỷ 17-19; đặc biệt còn pho tượng Tuệ Tĩnh, đây là di vật về một thiền sư nổi tiếng, một đại danh y của dân tộc, người có công đầu trong việc xây dựng chùa Nghiêm Quang và được tôn là thánh thuốc nam.

2. Vài nét về thân thế, sự nghiệp Tuệ Tĩnh.

Về tiểu sử và năm sinh của Tuệ Tĩnh còn có nhiều ý kiến không giống nhau. Tuy nhiên, theo các tài liệu sử học đã được công bố, Tuệ Tĩnh có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Theo nhiều nguồn tư liệu lịch sử và truyền thuyết tại địa phương thì Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ từ khi 6 tuổi, ông được sư chùa Hải Triều (tức chùa Giám hiện nay) nuôi cho ăn học. Vốn là người thông minh, hiếu học, năm 22 tuổi ông thi đỗ thái học sinh (Tiến sỹ) đó là vào thời Thiệu Phong (1341-1375). Nhưng ông không ra làm quan mà đi tu, tập trung thời gian và kiến thức vào sự nghiệp nghiên cứu y học. Khi tu tại chùa Giám (Nghiêm Quang) ông đã lấy vườn chùa làm cơ sở trồng cây thuốc; tài năng và đức độ của ông nổi tiếng trong và ngoài nước, chính vì thế năm 55 tuổi ông bị bắt đi cống nạp cho nhà Minh. Trong thời gian này ông đã chữa thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho vua quan nhà Minh; cảm phục một nhân cách lớn, một tài năng y học lỗi lạc vua quan nhà Minh đã phong là “Đại y tôn thiền sư” và lưu ông ở Kim Lăng. Ở Trung Quốc một thời gian sau ông mất tại Giang Nam.

Hơn 30 năm hoạt động khoa học, Tuệ Tĩnh đã xây dựng nhiều chùa, biến các chùa này thành y xá chữa bệnh. Ông để lại những tác phẩm y dược lớn có giá trị, tiêu biểu là các bộ sách “Nam dược thần hiệu” và “Hồng nghĩa giác y thư”. Ông xứng đáng với tôn vinh “Thánh tổ thuốc Nam” trong lòng dân Nam Việt.

Nghè Giám và đức Thành hoàng làng

Nghè giám thờ đức Thành hoàng tên Minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo thần tích, ngài giạt vào địa phận An Trang trong một tai nạn đắm thuyền được nhân dân An Trang cứu và nuôi nấng; cảm ân tình ấy, ngài đã dậy chữ, dậy lễ nghĩa cho nhân dân ở đây, khi mất ngài được nhân dân lập nghè thờ, lấy ngày 10 tháng 3 hàng năm (ngày huý) làm ngày cúng tế. Tương truyền khi vua Lê Thái Tổ đi đánh giặc Minh đóng quân ở Trại Hoa Cẫu (Uyên Đức) đêm được Thánh làng An Trang báo mộng âm phù giúp vua đánh giặc; quả nhiên trận đó quân ta đại thắng; cảm ân Thánh trợ, vua đã phong cho đức Thành hoàng làng An Trang là “Vô vi cư sĩ đô đại minh vương”. Hiện nay nghè thờ chung 3 vị thành hoàng của 3 thôn, do đình của làng Trạm Du và nghè thôn Hương Phú bị mục nát. Thôn 1 (Trạm Du xưa) thờ Tô Hiến Thành, được phong Thượng đẳng thần hiện còn một bản sao sắc phong thời Nguyễn. Thôn 2 (làng Hương Phú) thờ Tràng Nam Giang Đại Vương được phong Trung đẳng Thần hiện còn bản sắc phong thời Nguyễn.

II. LẾ HỘI CHÙA GIÁM

Lễ hội xưa: Theo nhiều nguồn sử liệu và truyền thuyết tại địa phương thì lễ hội đầu tiên được tổ chức để kỷ niệm những bậc tu hành và viên tịch tại đây là: Hoà thượng Thích Thanh Mão giỗ vào ngày 28 tháng 11; hoà thượng Thích Thanh Bồi giỗ vào ngày 15 tháng 2. Mặt khác chùa là nơi Tuệ Tĩnh từng tu hành và làm thuốc chữa bệnh nên ông được tôn thờ tại chùa và lễ hội chùa cũng là lễ hội kỷ niệm và tôn vinh vị thánh thuốc nam Tuệ Tĩnh.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 làng có chùa, nghè và Đình, lễ hội được tổ chức chung của cả làng và bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 âm lịch; lễ hội do hội đồng kỳ mục và các vị chức sắc lý dịch đứng ra tổ chức, có sự chuẩn bị rất kỹ từ nhiều ngày trước, lệ “làng vào đám” được quy định như sau: Làng cử ra một ông tuổi từ 50 trở lên nuôi một con bò từ trước để làm lễ; bò nuôi để cúng tế thần linh nên nhân dân gọi là “Ông bò”. Người được nuôi bò phải đảm bảo cho ông ăn cỏ sạch, thức ăn nấu chín và được chăm sóc rất cẩn thận từ trong bữa ăn, giấc ngủ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Ngày 10 tháng 3 làng chuẩn bị kiệu đến nhà người nuôi bò (gọi là ông đám); đoàn rước “Ông bò” được bố trí các thanh niên trẻ, khoẻ mặc áo nậu đỏ, thắt khăn đầu rìu rước bò từ nhà ông đám về đình và nghè để làm lễ cúng thành hoàng. Người chủ trì đám rước bò phải là hương dịch, hội đồng tộc biểu và các cụ bô lão, trong đám rước có người cầm cờ, quạt, tàn lọng che cho bò. Lễ tế Thành hoàng được diễn ra long trọng, đội tế nam có từ 15 đến 17 người, những người trong đội tế bắt buộc phải có nhiêu (do mua mà có); đặc biệt người đọc văn tế phải là người có chức sắc và uy tín đối với dân làng, năm đó nhà không vướng bụi trần (tang trở). Ngoài lễ vật cúng là Bò, làng còn chuẩn bị lễ chay gồm xôi, hoa nghi giầu rượu, hương đèn. Các hoạt động diễn xướng có tuồng, chèo, hát ví, hát đúm làm cho không khí lễ hội tưng bừng vui vẻ, mang đậm nét dân gian. Ở chùa Giám, ngoài việc lễ Phật, nhân dân vẫn mua lá làm lễ xin thuốc thánh, sân chùa bày bán đủ các thứ lá làm lễ thuốc.

Lễ hội ngày nay: Trong kháng chiến chống Pháp, lễ hội chùa Giám bị gián đoạn. Từ năm 1955 đến năm 1974 lễ hội được tổ chức bình thường vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, nhưng không tổ chức rước. Từ năm 1981 lễ hội chùa Giám diễn ra trong 3 ngày từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch do xã đứng ra tổ chức. Từ đầu năm Đảng uỷ xã đã ra nghị quyết về việc tổ chức lễ hội, sau đó UBND xã ra quyết định thành lập Ban tổ chức do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, thành lập các tiểu ban giúp việc cho Ban tổ chức. Trước lễ hội phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chùa và các khu vực liên quan. Trước lễ hội một tuần, xã đã liên lạc với trạm bơm cầu Ghẽ bơm nước vào đồng và khu dân cư để thay đổi nước cho sinh hoạt và đủ nước cho canh tác để nhân dân yên tâm đi hội 3 ngày.

Ngày 13. Tại nghè Giám, Ban tổ chức bắc rạp, bày các đồ tế khí, kiệu rước ra sân để bao lau và chằng lại kiệu phục vụ cho lễ rước vào ngày 14.

Chiều ngày 13: Đội tế nam quan của xã tế khai hội (Tế cáo yết) tại nghè.

Lễ vật gồm: Một mâm lễ chay và một mâm lễ mặn.

Lễ chay gồm: hoa nghi, bánh kẹo, quả, hương nến do ban tổ chức lễ hội chuẩn bị.

Lễ mặn gồm: Mâm xôi, thủ lợn do thủ từ nghè chuẩn bị.

Sau khi lễ được tiến vào các ban, có hai cụ mặc áo lương, khăn xếp, một cụ đánh trống khẩu, một cụ đánh kiểng đi trước dẫn đoàn tế vào vị trí tế tại sân nghè; đoàn tế thực hiện các tuần tế gồm tế một tuần hương, 3 tuần rượu.

Sáng ngày 14 tháng 2: Tổ chức rước tượng Tuệ Tĩnh từ nghè ra nhà văn hoá để làm lễ dâng hương tưởng niệm. Trình tự đoàn rước được sắp xếp như sau: Đội múa lân - đội trống ếch - hồng kỳ, cờ thần - chiêng trống - kiệu rước ảnh Bác Hồ - đồ tự khí siêu đao, bát biểu - đoàn tế nữ quan - kiệu long đình rước thuốc nam - đội tế nam quan - đội bát âm, đoàn các nhà sư - kiệu bát cống rước tượng Tuệ Tĩnh, trước kiệu có một cụ đánh trống khẩu, một cụ đánh kiểng - đoàn các già và nhân dân.

Sau lễ tưởng niệm, đoàn rước tiếp tục về vị trí tập kết tại sân nghè, các đồ tự khí được dàn bày tại sân nghè đến kết thúc hội mới đưa vào vị trí cũ. Cùng các hoạt động thuộc phần lễ diễn ra tại chùa và nghè; tại sân trung tâm có diện tích hơn 5000m2, các trò chơi dân gian, trò diễn xướng ở lễ hội chùa Giám những năm tám mươi khá phong phú như cờ người, chọi gà, đập niêu, bịt mắt bắt dê, cầu kiều trên cạn, bắt vịt, biểu diễn rối nước tại ao làng, rối cạn trên sân khấu nhà văn hoá. Trò chơi thể thao có bóng chuyền và vật dân tộc, có năm mời cả đoàn usu của Hà Nội về biểu diễn. Trò diễn xướng có hát chèo, cải lương, buổi tối có hát Quan họ.

15h ngày 16: Đội tế nam tiến hành lễ tế rã tại nghè, kết thúc hội.

Lễ hội chùa Giám những năm gần đây, ngoài hoạt động nghi lễ thành kính mang tính bất biến, hoạt động hội đã có nhiều thay đổi theo hướng tiết giảm; hiện trò chơi chỉ còn cờ người, chọi gà, trò diễn hiện chỉ còn giao lưu ca nhạc tại nhà văn hoá. Nhằm giới thiệu thân thế và sự nghiệp của đại danh y Tuệ Tĩnh, từ năm 1981, năm khai hội, đến nay, vào những ngày lễ hội tại nghè Giám, hội y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc, giới thiệu thuốc nam cho du khách đến lễ hội.

Một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội chùa Giám là hoạt động của ngôi chợ giới thiệu sản vật của địa phương. Về lịch sử hình thành ngôi chợ đến nay chưa xác định được niên đại, nhưng nó đã là bộ phận không thể tách rời trong lễ hội chùa Giám từ năm đầu khai hội. Quy mô chợ được hình thành dọc hai bên đường trục lộ chính từ nghè Giám qua trụ sở UBND xã; tuy là chợ quê nhưng tính chất giao thương và chủng loại mặt hàng khá phong phú. Người ở các địa phương trong tỉnh giới thiệu tại chợ các mặt hàng tạp hóa, cây cảnh, đồ gỗ mĩ nghệ, đồ lưu niệm; người địa phương giới thiệu tại chợ văn hóa ẩm thực, những món ăn đậm chất quê truyền thống như phở, bánh cuốn, thịt chó, cháo lòng; các du khách sau khi đã "tả tơi" qua các hoạt động hội có thể thưởng thức các món ăn chợ quê, khi về không quên mua vài thứ đồ lưu niệm; cứ thế hoạt động mua bán trở lên sầm uất tạo nét đặc thù hoạt động Hội - Chợ cho lễ hội nơi đây.

Lễ hội chùa Giám, từ truyền thống đến hiện đại, xuyên suốt vẫn là tinh thần đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh đại danh y Tuệ Tĩnh người đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp y dược dân tộc. Theo các nguồn tư liệu thì từ khi thi đỗ nhưng không ra làm quan, đặc biệt là thời gian tu ở Nghiêm Quang (Chùa Giám), Tuệ Tĩnh đã biến nơi đây thành y xá chữa bệnh cho rất nhiều người và vườn chùa chính là vườn thuốc qui mô lớn, nay vườn thuốc đã được chuyển về trồng ở khu vực trạm xá, hoạt động chẩn trị, kê đơn, bốc thuốc tại các kỳ lễ hội vì thế cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Theo ý kiến của phần đông nhân dân xã Cẩm Sơn khi được trao đổi về vấn đề này đều thống nhất cho rằng nên khôi phục lại vườn thuốc chùa Giám, thuốc trồng ở đây sẽ "linh" hơn vì gắn với nơi Tuệ Tĩnh từng tu hành. Trong dịp lễ hội, hội y học cổ truyền của tỉnh kết hợp với hội y học cổ truyền của huyện cử những lương y giỏi về chẩn trị, kê đơn, bốc thuốc chữa bệnh có hiệu quả bởi trong phần không nhỏ du khách trẩy hội có nhu cầu chẩn bệnh, bốc thuốc chữa bệnh tại nơi "Thánh thuốc nam" tu hành. Như vậy lễ hội tưởng niệm Tuệ Tĩnh sẽ thiết thực hơn.

Trong hệ thống các di tích thờ Tuệ Tĩnh tại Cẩm Giàng có đền Xưa, chùa Giám, đền Bia được hiểu như nơi sinh, nơi ở, nơi mất; cả 3 di tích có lễ hội được tổ chức cùng ngày (15-16/2 âm lịch) nên sớm quy hoạch lễ hội để tổ chức quản lý hiệu quả, phát huy bản sắc văn hoá đặc sắc của từng lễ hội. Nên phân lịch cứ 3 năm một lần tổ chức lễ lớn, luân phiên tổ chức lễ dâng hương phù hợp không gian lễ hội; góp giỗ, tổ chức các hoạt động tế, rước giao lưu nâng tầm lễ hội quy mô vùng đáp ứng nhu cầu du lịch lễ hội, tôn vinh tên tuổi đại danh y Tuệ Tĩnh. Trước mắt phải tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân hai địa phương, tổ chức khảo sát, điền dã nhận biết giá trị lễ hội truyền thống, những yếu tố lễ hội cần được bảo lưu, những yếu tố không còn phù hợp cần được loại bỏ như biểu hiện cuồng tín trong hoạt động xin lá thuốc chữa bệnh, tán thẻ và một số trò chơi cờ bạc trá hình xuất hiện trong lễ hội những năm gần đây làm mất đi vẻ đẹp văn hoá của lễ hội; những nghi thức, nghi lễ, các hoạt động diễn xướng, các trò chơi dân gian tốt đẹp cần phục dựng; ở Chùa Giám là các trò diễn, hát chèo, cải lương, hát quan họ, các trò chơi đập niêu, bịt mắt bắt dê, cầu Kiều trên cạn, rối cạn trên sân khấu nhà văn hoá. Ban tổ chức lễ hội cần đặt ra cơ cấu giải thưởng để khuyến khích, cổ vũ, tạo không khí vui vẻ cho mọi người. Ban tổ chức lễ hội chùa Giám cần tổ chức xin ý kiến nhân dân khôi phục lại nghi thức nuôi “ông bò” tế thần vào năm đến phiên tổ chức lễ hội lớn; việc này thuộc trách nhiệm cả làng, phải xác định đó là một nét bản sắc của lễ hội đã mai một cần được phục dựng.

Tour khác